Logo diễn đàn tài chính
Quay về Diendandoanhnghiep.vn
Header tài chính
  • Ngân hàng
    • Tiền tệ
  • Chứng khoán
    • Best company
  • Vàng
  • Tài chính số
  • Tư vấn tài chính
  • Chuyên đề
  • Dịch vụ
    • Bảo hiểm
  • Tài chính doanh nghiệp
  •  
  • Menu
  • Mới
Bộ Quốc phòng thống nhất chủ trương xây dựng TTTC quốc tế Việt Nam tại TP.HCM
Bộ Quốc phòng thống nhất chủ trương xây dựng TTTC quốc tế Việt Nam tại TP.HCM
18/08/2022, 04:00
Chế phẩm tẩy rửa sinh học, vì một hệ sinh thái bền vững
Chế phẩm tẩy rửa sinh học, vì một hệ sinh thái bền vững
18/08/2022, 03:30
“Cửa” nào tăng vốn cho VietinBank?
“Cửa” nào tăng vốn cho VietinBank?
18/08/2022, 00:05
Nam A Bank ra mắt dịch vụ tài khoản 6 số đẹp
Nam A Bank ra mắt dịch vụ tài khoản 6 số đẹp
17/08/2022, 19:51
Cẩm nang "hướng dẫn sử dụng mùa hè"  trước khi hết hạn
Cẩm nang "hướng dẫn sử dụng mùa hè" trước khi hết hạn
17/08/2022, 13:00
Nhóm cổ phiếu thuỷ sản "nổi sóng"
Nhóm cổ phiếu thuỷ sản "nổi sóng"
17/08/2022, 11:25
Kinh tế Trung Quốc giảm tốc và những tác động tới Việt Nam
Kinh tế Trung Quốc giảm tốc và những tác động tới Việt Nam
17/08/2022, 05:00
M&A và giải pháp tìm nguồn vốn cho doanh nghiệp
M&A và giải pháp tìm nguồn vốn cho doanh nghiệp
17/08/2022, 04:50
Kiên định chiến lược đầu tư cổ phiếu
Kiên định chiến lược đầu tư cổ phiếu
17/08/2022, 00:00
Thu hút nguồn lực quốc tế trong mục tiêu phát triển xanh và bền vững
Thu hút nguồn lực quốc tế trong mục tiêu phát triển xanh và bền vững
16/08/2022, 18:00
Kinh tế Trung Quốc suy yếu, vàng giảm giá mạnh
Kinh tế Trung Quốc suy yếu, vàng giảm giá mạnh
16/08/2022, 16:30
Gấp rút hỗ trợ lãi suất 2%, gỡ khó cho doanh nghiệp
Gấp rút hỗ trợ lãi suất 2%, gỡ khó cho doanh nghiệp
16/08/2022, 11:00
"Soi" tăng trưởng và chất lượng tài sản của các ngân hàng
"Soi" tăng trưởng và chất lượng tài sản của các ngân hàng
16/08/2022, 05:15
Linh hoạt chính sách tiền tệ, mở rộng cung ứng vốn cho doanh nghiệp
Linh hoạt chính sách tiền tệ, mở rộng cung ứng vốn cho doanh nghiệp
15/08/2022, 18:01
Thương hiệu tài chính dành cho thế hệ “Why Not” của Techcombank
Thương hiệu tài chính dành cho thế hệ “Why Not” của Techcombank
15/08/2022, 18:00
Lần thứ 2 liên tiếp, VietCredit nhận giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Châu Á 2022”
Lần thứ 2 liên tiếp, VietCredit nhận giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Châu Á 2022”
15/08/2022, 16:00
Shinhan Việt Nam ra mắt giải pháp vay tiêu dùng trực tuyến
Shinhan Việt Nam ra mắt giải pháp vay tiêu dùng trực tuyến
15/08/2022, 15:09
BIDV hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
BIDV hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
15/08/2022, 15:03
Ra mắt thương hiệu tài chính Techcombank Aspire
Ra mắt thương hiệu tài chính Techcombank Aspire
15/08/2022, 14:49
Mastercard tổ chức Hội nghị khách hàng 2022 tại Việt Nam
Mastercard tổ chức Hội nghị khách hàng 2022 tại Việt Nam
15/08/2022, 12:32
Vàng tuột khỏi ngưỡng 1.800 USD/ounce
Vàng tuột khỏi ngưỡng 1.800 USD/ounce
15/08/2022, 10:24
Home Credit Việt Nam đầu tư hơn  200 tỷ đồng vào sản phẩm “Mua trước trả sau”
Home Credit Việt Nam đầu tư hơn 200 tỷ đồng vào sản phẩm “Mua trước trả sau”
15/08/2022, 09:50
“Đón sóng” cổ phiếu dẫn đầu
“Đón sóng” cổ phiếu dẫn đầu
15/08/2022, 00:00
Giá vàng tuần tới: Cẩn trọng áp lực bán tháo
Giá vàng tuần tới: Cẩn trọng áp lực bán tháo
14/08/2022, 05:15
Phố Wall duy trì đà khởi sắc, VN-Index vượt 1.260 điểm
Phố Wall duy trì đà khởi sắc, VN-Index vượt 1.260 điểm
14/08/2022, 04:00
Vẫn còn áp lực tăng  lãi suất cho vay
Vẫn còn áp lực tăng lãi suất cho vay
13/08/2022, 15:20
Trung Quốc mâu thuẫn trong chính sách quản lý tiền điện tử
Trung Quốc mâu thuẫn trong chính sách quản lý tiền điện tử
13/08/2022, 04:29
Chứng khoán có giải được “cơn khát” vốn?
Chứng khoán có giải được “cơn khát” vốn?
13/08/2022, 00:00
Doanh nghiệp giao dịch ngoại tệ online nhận thưởng tới 17 triệu đồng
Doanh nghiệp giao dịch ngoại tệ online nhận thưởng tới 17 triệu đồng
12/08/2022, 16:00
Tín dụng bất động sản: “Ném chuột  đừng để vỡ bình”
Tín dụng bất động sản: “Ném chuột đừng để vỡ bình”
12/08/2022, 12:30
Nam A Bank: Hai lần liên tiếp nhận giải thưởng “nơi làm việc tốt nhất châu Á”
Nam A Bank: Hai lần liên tiếp nhận giải thưởng “nơi làm việc tốt nhất châu Á”
12/08/2022, 12:09
Tạo điều kiện giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp phục hồi
Tạo điều kiện giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp phục hồi
12/08/2022, 11:35
Sacombank tiếp tục được vinh danh là nơi làm việc tốt nhất Châu Á
Sacombank tiếp tục được vinh danh là nơi làm việc tốt nhất Châu Á
12/08/2022, 10:30
Kỳ vọng và rủi ro của nhóm cổ phiếu đầu tư công
Kỳ vọng và rủi ro của nhóm cổ phiếu đầu tư công
12/08/2022, 05:50
Một loạt ngân hàng được tăng vốn điều lệ
Một loạt ngân hàng được tăng vốn điều lệ
12/08/2022, 05:00
Tổng Giám đốc TPBank: Bên nào có hệ sinh thái mở sẽ chiến thắng
Tổng Giám đốc TPBank: Bên nào có hệ sinh thái mở sẽ chiến thắng
11/08/2022, 17:00
Rà soát, điều chỉnh tăng trưởng tín dụng của dữ liệu 14% còn lại
Rà soát, điều chỉnh tăng trưởng tín dụng của dữ liệu 14% còn lại
11/08/2022, 13:45
Cổ phiếu mía đường liệu còn “vị ngọt”?
Cổ phiếu mía đường liệu còn “vị ngọt”?
11/08/2022, 05:30
ABBANK: Rút trước hạn một phần tiết kiệm vẫn hưởng lãi cố định
ABBANK: Rút trước hạn một phần tiết kiệm vẫn hưởng lãi cố định
10/08/2022, 21:12
Napas tiếp tục mở rộng mạng lưới dịch vụ Chuyển nhanh Napas247 bằng mã VietQR
Napas tiếp tục mở rộng mạng lưới dịch vụ Chuyển nhanh Napas247 bằng mã VietQR
10/08/2022, 14:54
World Bank: Chất lượng tài sản của các ngân hàng vẫn là một quan ngại
World Bank: Chất lượng tài sản của các ngân hàng vẫn là một quan ngại
10/08/2022, 12:00
Vàng SJC trong nước giảm trái chiều với thế giới
Vàng SJC trong nước giảm trái chiều với thế giới
10/08/2022, 12:00
VPBank được Mastercard vinh danh tại 5 hạng mục giải thưởng lớn
VPBank được Mastercard vinh danh tại 5 hạng mục giải thưởng lớn
10/08/2022, 11:30
Các nền kinh tế lớn tăng lãi suất, Việt Nam không thể chủ quan
Các nền kinh tế lớn tăng lãi suất, Việt Nam không thể chủ quan
10/08/2022, 05:30
Bitcoin mất mốc 23.500 USD/BTC
Bitcoin mất mốc 23.500 USD/BTC
10/08/2022, 04:40
SeABank tăng vốn điều lệ lên gần 19.809 tỷ đồng
SeABank tăng vốn điều lệ lên gần 19.809 tỷ đồng
09/08/2022, 17:40
Chứng khoán: “Gập ghềnh” con đường phục hồi
Chứng khoán: “Gập ghềnh” con đường phục hồi
09/08/2022, 16:50
SCB thấu hiểu và đồng hành cùng khách hàng trung niên
SCB thấu hiểu và đồng hành cùng khách hàng trung niên
09/08/2022, 13:02
Đồng USD suy yếu, vàng tăng giá mạnh
Đồng USD suy yếu, vàng tăng giá mạnh
09/08/2022, 12:00
Triển vọng giải cứu bất động sản Trung Quốc vẫn mờ mịt
Triển vọng giải cứu bất động sản Trung Quốc vẫn mờ mịt
09/08/2022, 11:59

Chuyên đề

S&P nâng hạng tín nhiệm Việt Nam, doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội ra sao?

NGUYỄN TÙNG ANH - Khối DV Xếp hạng tín nhiệm FiinRatings* Chuyên đề   |   31/05/2022, 04:50

Việc cải thiện thứ hạng này sẽ mở ra nhiều con đường phát triển mới, cho Việt Nam cũng như khu vực doanh nghiệp trong nước, nhất là về chi phí vốn cũng như dòng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam.

>> Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Xếp hạng tín nhiệm, bao nhiêu là đủ?

Ngày 26/5/2022, S&P Global Ratings (“S&P”) đã nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+ với triển vọng Ổn định. Trong bối cảnh triển vọng không mấy sáng sủa của kinh tế thế giới sau COVID-19 và ảnh hưởng của xung đột Nga-Ucraina, việc Việt Nam được một tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín hàng đầu thế giới nâng hạng cho thấy góc nhìn tích cực đối với Việt Nam trên thị trường vốn quốc tế.

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+, triển vọng

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+, triển vọng "Ổn định", dự báo dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam khoảng 6,9% với xu hướng dài hạn là 6,5-7% từ năm 2023 (ảnh minh họa. Nguồn: Vinatex)

Vì sao Việt Nam được S&P nâng hạng lên BB+?

Theo công bố của S&P, ngoài việc ghi nhận sự hồi phục mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam hậu COVID-19, cũng như tăng trưởng mạnh nhờ xuất khẩu và đầu tư nước ngoài FDI, yếu tố quan trọng được S&P đề cập đó là những cải thiện mạnh mẽ về các quy trình thủ tục hành chính của Chính phủ Việt Nam về quy trình thực hiện nghĩa vụ nợ nước ngoài do Chính phủ bảo lãnh. Bên cạnh các điểm mạnh, S&P cũng ghi nhận những điểm cần cải thiện bao gồm tăng trưởng GDP chưa như dự báo của S&P, giải ngân đầu tư công chậm và một số điểm yếu của hệ thống ngân hàng - tài chính Việt Nam.

Việc nâng hạng này có lợi ích gì cho doanh nghiệp Việt Nam?

Chúng tôi cho rằng lần đánh giá này là một bước tiến quan trọng đối với nền kinh tế và thị trường vốn Việt Nam bởi những lý do sau: 

Nâng hạng tín nhiệm quốc gia trong thời điểm kinh tế toàn cầu có nhiều bất ổn cho thấy sự công nhận về vị thế của kinh tế Việt Nam trên trường quốc tế và trong khu vực. Sau đại dịch COVID-19, Việt Nam là nước duy nhất trong 8 nước khối ASEAN được nâng hạng năm 2022, trong khi phần lớn các nước giữ nguyên, riêng Malaysia và Lào được Fitch Ratings hạ 1 bậc xuống lần lượt là BBB+ và CCC.

Mức điểm BB+ đã tiệm cận với nhóm điểm mức Đầu tư của S&P, tức là nếu lên đến điểm BBB-, Việt Nam sẽ lọt vào tiêu chí đầu tư của nhiều định chế tài chính trên thế giới. Mức BBB- sẽ giúp đưa Việt Nam lên chỉ còn thấp hơn Indonesia 1 bậc và thấp hơn Thái Lan, Philippines và Malaysia 2 bậc.

Nâng hạng tín nhiệm giúp giảm chi phí huy động vốn không chỉ cho trái phiếu Chính phủ Việt Nam trong sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế mà còn cho doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào thị trường nợ quốc tế. Mặc dù không có thống kê về chênh lệch lãi suất giữa BB và BB+, thông lệ quốc tế cho thấy nếu vươn lên mức xếp hạng BBB, chênh lệch trung bình của các khoản vay sẽ là 150 đến 300 điểm phần trăm về lãi suất. Điều này đồng nghĩa với chi phí huy động của doanh nghiệp sẽ giảm đi đáng kể, đơn cử như lô trái phiếu quốc tế 525 triệu USD của VinGroup, theo tính toán của chúng tôi, chi phí vốn hàng năm có thể giảm được từ 8 đến 16 triệu USD nếu như lãi suất vay được xác định dựa trên mức xếp hạng ở mức BBB của Việt Nam. Dĩ nhiên, điều này còn phụ thuộc vào mức xếp hạng của chính doanh nghiệp tổ chức phát hành nữa.

Việc nâng hạng cũng giúp “nâng trần” xếp hạng đối với tất cả các doanh nghiệp của Việt Nam bởi S&P. Mức trần xếp hạng tín nhiệm này đã làm giảm đáng kể mức độ phân hóa về điểm xếp hạng tín nhiệm giữa các đơn vị phát hành công cụ nợ trên thị trường vốn quốc tế, dẫn đến việc nhà đầu tư gặp khó khăn trong phân loại và đánh giá giữa các hồ sơ tín nhiệm của đơn vị phát hành công cụ nợ, đặc biệt đối với nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, xếp hạng theo các tổ chức quốc tế chỉ có tác dụng lớn đối với thị trường vốn quốc tế và không có nhiều ý nghĩa đối với thị trường vốn nội địa.

>> Cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia: Nâng cao vị thế, thu hút vốn đầu tư

Ý nghĩa với nỗ lực để cải thiện mức điểm xếp hạng tín nhiệm quốc gia

Việc cải thiện thứ hạng này sẽ mở ra nhiều con đường phát triển mới, cho Việt Nam cũng như khu vực doanh nghiệp trong nước, nhất là về chi phí vốn cũng như dòng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam. Vào ngày 31/3/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký ban hành Quyết định số 412/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án Cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia tới năm 2030” với mục tiêu cụ thể đến năm 2030 đạt mức xếp hạng tín nhiệm từ BBB- (đối với S&P và Fitch) và Baa3 (đối với Moody’s) trở lên. Việc nâng hạng lên BB+ là tín hiệu đáng mừng và đã góp phần đưa mục tiêu BBB- đến năm 2030 của Chính phủ có tính khả thi cao hơn nhiều. Theo chúng tôi quan sát, nếu như các tiêu chí tiếp tục được cải thiện thì chúng ta có thể về đích mục tiêu này sớm hơn vào 2025.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu trên sớm hơn, bên cạnh sự thay đổi nội tại mang tính cơ bản của nền kinh tế Việt Nam thì chúng tôi thấy có những yếu tố sau đây nên được lưu ý: 

Tăng cường minh bạch thông tin và dữ liệu về kinh tế - tài chính theo 5 nhóm tiêu chí đánh giá như trình bày ở trên, cả về số lượng và chất lượng. Theo báo cáo của S&P, Việt Nam còn nhiều khoảng trống về dữ liệu, độ trễ trong các báo cáo và chưa có độ chính xác cao.

Nâng cao chất lượng dữ liệu nợ nước ngoài, do số liệu này của Việt Nam còn thiếu đồng nhất và có một vài sai số. S&P nhận định rằng thiếu hụt dữ liệu về vị thế đầu tư quốc tế có thể khiến việc đánh giá rủi ro nợ nước ngoài thiếu chính xác. 

Cải thiện hơn nữa về chính sách và thể chế bao gồm tăng cường khả năng vận hành chủ động của Ngân hàng Nhà nước (“NHNN”) trong các chính sách tiền tệ. S&P cho rằng năng lực của NHNN có thể được cải thiện để hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững và hỗ trợ nền kinh tế trước những cú sốc kinh tế và tài chính. 

Lưu ý tới rủi ro nợ tiềm tàng trong hệ thống ngân hàng đang ở mức vừa phải, bởi quy mô tín dụng của hệ thống so với GDP (hơn 150%) đang ở mức lớn so với quy mô phát triển của quốc gia và được xếp vào nhóm 9 trong Đánh giá Rủi ro tín dụng ngành Ngân hàng của S&P (1-10 từ thấp đến cao). 

Sự khác biệt về thang điểm xếp hạng của S&P và trong nước

Mặc dù có sử dụng ký hiệu xếp hạng giống nhau nhưng các kết quả xếp hạng của các tổ chức quốc tế như S&P và Moody’s là hệ thống xếp hạng quốc tế. Tức là họ so sánh điểm tín dụng, hay nói cách khác là năng lực trả nợ của Việt Nam trong mối tương quan với các thị trường khác trên thế giới, từ các thị trường phát triển như Mỹ, Anh, Nhật Bản, Singapore cho đến các thị trường mới nổi và cận biên như Việt Nam.

Mức BB+ của S&P khác với mức BB+ theo thang điểm nội địa của FiinRatings đang áp dụng tại Việt Nam

Mức BB+ của S&P khác với mức BB+ theo thang điểm nội địa của FiinRatings đang áp dụng tại Việt Nam

Trong khi đó, thang điểm xếp hạng nội địa của FiinRatings được xây dựng để so sánh khả năng đáp ứng nghĩa vụ tài chính của các doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh của Việt Nam trong tất cả các ngành nghề khác nhau, sử dụng cơ sở dữ liệu chuẩn so sánh của Việt Nam. Theo đó, mức xếp hạng quốc gia (và cũng chính là mức xếp hạng của trái phiếu Chính phủ Việt Nam) theo thang điểm nội địa được xác định ở mức cao nhất là AAA và kết quả xếp hạng của tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động tại Việt Nam sẽ được neo theo mức điểm đó.

 Có nhiều ý kiến cho rằng lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Việt Nam hiện nay trong nước chỉ dưới 3%/năm tính theo đồng nội tệ VND, và thậm chí còn thấp hơn lãi suất với công cụ nợ tương tự của Chính phủ Mỹ tính theo USD trong khi mức xếp hạng tín nhiệm theo thang điểm quốc tế của Việt Nam lại thấp hơn nhiều so với AAA của Chính phủ Mỹ.

Lý giải cho điều này, kết quả xếp hạng BB+ của S&P chỉ áp dụng cho các nhà đầu tư quốc tế và hầu như không có giá trị với thị trường vốn nội địa, khi mà các yếu tố tác động đến quyết định của nhà đầu tư trong nước dựa hoàn toàn vào các yếu tố của môi trường vốn nội địa. Bên cạnh đó, thị trường vốn Việt Nam và thị trường quốc tế vẫn chưa thực sự liên thông ở mức cao. Thực tế một ngân hàng Việt Nam nếu thừa thanh khoản tiền VND thì có thể đầu tư vào trái phiếu Chính phủ Việt Nam ở mức khoảng 3%/năm cho kỳ hạn 10 năm chứ không thể áp dụng chuẩn mực quản trị rủi ro quốc tế để đòi hỏi một mức lãi suất 6-8% với mức định giá rủi ro theo chuẩn quốc tế.

Doanh nghiệp Việt Nam nên tận dụng sự thay đổi này ra sao?

Do mức trần được nâng lên BB+, chúng tôi dự báo sẽ có một số doanh nghiệp của Việt Nam có thể sẽ sớm được nâng hạng theo. Huy động vốn trên thị trường quốc tế sẽ góp phần đa dạng hóa kênh huy động vốn của nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Bởi dữ liệu của chúng tôi chỉ ra mức lãi suất huy động (tính cả phí bảo lãnh) của nhiều DN BĐS ở mức rất cao, lên tới gần 7,4% bằng USD, cao hơn đáng kể nếu so với một số doanh nghiệp trong cùng ngành ở các quốc gia trong khu vực có điểm BBB hoặc A như chỉ ra ở trên.

Do đó, nhất là trong bối cảnh tỷ giá có xu hướng gia tăng, nghĩa vụ nợ bằng ngoại tệ có thể tăng theo và dẫn đến phát sinh lỗ tỷ giá cho các khoản vay hoặc trái phiếu bằng ngoại tệ, thị trường vốn nội địa vẫn là ưu tiên chính trong chiến lược vốn của doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy, doanh nghiệp nên chú trọng nhiều hơn đến việc xây dựng năng lực tín dụng với thị trường vốn nội địa, bao gồm cả kênh huy động trái phiếu doanh nghiệp. Tiềm năng vốn của thị trường nội địa còn rất lớn với hơn 5 triệu tỷ VND số dư tiền gửi trong hệ thống ngân hàng và nhiều định chế tài chính, tín dụng, bảo hiểm, v.v. vẫn cần đa dạng hóa kênh đầu tư ngoài trái phiếu chính phủ Việt Nam. Bởi vậy công tác cải thiện hồ sơ tín dụng, cải thiện minh bạch công bố thông tin, trong đó xem xét thực hiện xếp hạng tín nhiệm nội địa, sẽ góp phần cho sự thành công của một chiến lược vốn tối ưu.

* Trưởng nhóm Nghiên cứu rủi ro tín dụng - Khối Dịch vụ Xếp hạng Tín nhiệm FiinRatings, FiinGroup

Có thể bạn quan tâm
  • “Xếp hàng” chờ xếp hạng tín nhiệm

    “Xếp hàng” chờ xếp hạng tín nhiệm

    00:00, 28/04/2022

  • Fitch Ratings xếp hạng tín nhiệm (IDR) 'B', triển vọng ổn định với Phát Đạt

    Fitch Ratings xếp hạng tín nhiệm (IDR) 'B', triển vọng ổn định với Phát Đạt

    13:00, 22/10/2021

  • Trăn trở xếp hạng tín nhiệm trái phiếu doanh nghiệp

    Trăn trở xếp hạng tín nhiệm trái phiếu doanh nghiệp

    04:30, 17/12/2021

  • Huy động vốn trên thị trường nợ: Cần nâng xếp hạng tín nhiệm thành Luật

    Huy động vốn trên thị trường nợ: Cần nâng xếp hạng tín nhiệm thành Luật

    05:00, 20/04/2022

Từ khóa
  • xếp hạng tín nhiệm
  • S&P
  • chi phí vốn
  • vốn đầu tư
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào Diễn đàn chuyên sâu: Doanh nhân, Doanh nghiệp, Diễn đàn bất động sản, Khởi nghiệp, Diễn đàn pháp luật, Diễn đàn Tài chính

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết S&P nâng hạng tín nhiệm Việt Nam, doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội ra sao? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Báo Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Từ khóa
  • xếp hạng tín nhiệm
  • S&P
  • chi phí vốn
  • vốn đầu tư

<< Quay lại Enternews
Print
Bình luận
Gửi bình luận
Cùng chuyên mục
Bộ Quốc phòng thống nhất chủ trương xây dựng TTTC quốc tế Việt Nam tại TP.HCM

Bộ Quốc phòng thống nhất chủ trương xây dựng TTTC quốc tế Việt Nam tại TP.HCM

Kinh tế Trung Quốc giảm tốc và những tác động tới Việt Nam

Kinh tế Trung Quốc giảm tốc và những tác động tới Việt Nam

M&amp;A và giải pháp tìm nguồn vốn cho doanh nghiệp

M&A và giải pháp tìm nguồn vốn cho doanh nghiệp

Tạo điều kiện giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp phục hồi

Tạo điều kiện giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp phục hồi

Các nền kinh tế lớn tăng lãi suất, Việt Nam không thể chủ quan

Các nền kinh tế lớn tăng lãi suất, Việt Nam không thể chủ quan

Triển vọng giải cứu bất động sản Trung Quốc vẫn mờ mịt

Triển vọng giải cứu bất động sản Trung Quốc vẫn mờ mịt

Tin tức cũ hơn
FED tăng lãi suất, tài chính châu Á không dễ khủng hoảng

FED tăng lãi suất, tài chính châu Á không dễ khủng hoảng

Doanh nghiệp gặp rào cản khi gọi vốn cộng đồng

Doanh nghiệp gặp rào cản khi gọi vốn cộng đồng

Giải bài toán giá xăng giảm, giá hàng hoá vẫn đứng yên

Giải bài toán giá xăng giảm, giá hàng hoá vẫn đứng yên

Kinh tế Trung Quốc giảm tốc đè nặng lên giá hàng hoá toàn cầu

Kinh tế Trung Quốc giảm tốc đè nặng lên giá hàng hoá toàn cầu

Đánh thuế bất động sản, đảm bảo quá trình sản xuất có chi phí đất thấp nhất

Đánh thuế bất động sản, đảm bảo quá trình sản xuất có chi phí đất thấp nhất

Biến động tỷ giá tác động thế nào tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam?

Biến động tỷ giá tác động thế nào tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam?

Dịch vụ

Dịch vụ

HSBC Việt Nam triển khai tính năng xác thực trên thiết bị di động

Dịch vụ

Hoàn tiền không giới hạn cho các giao dịch của Thẻ ghi nợ quốc tế...

Dịch vụ

LienVietPostBank tung gói hỗ trợ 10.000 tỷ đồng với lãi vay giảm...

Dịch vụ

KBSV tiếp tục ra mắt ứng dụng giao dịch trên điện thoại M-able

Dịch vụ

CPTPP và EVFTA thúc hoàn thiện miếng ghép "phụ trợ" thị trường bảo...

Dịch vụ

TPBank tiếp tục được vinh danh là Ngân hàng số xuất sắc nhất

Dịch vụ

SCB trao thưởng đợt 3 và đợt 4 chương trình “Trúng tiền tỷ - Lộc xuân...

Dịch vụ

Bản Việt triển khai ưu đãi lớn dành cho chủ thẻ nhân dịp lễ và đón hè...

Dịch vụ

Prudential duy trì vị thế doanh nghiệp của ngành bảo hiểm nhân thọ

Dịch vụ

Dai-ichi Life Việt Nam ra mắt Quỹ dẫn đầu và Quỹ Tài chính năng động

Dịch vụ

An tâm cất cánh khi tham gia bảo hiểm du lịch quốc tế tại Sacombank

Dịch vụ

VPBank nhận giải thưởng về lĩnh vực quản trị rủi ro về phòng, chống...

Dịch vụ

Nhiều ưu đãi khi mua bảo hiểm FWD qua Vietcombank

Dịch vụ

Tài khoản số đẹp Co-opBank – khẳng định phong cách, tài lộc ghé thăm

Dịch vụ

BAC A BANK ưu đãi “Mở thẻ liền tay – Nhận tiền mê say” cho chủ thẻ...

Dịch vụ

Tiền về ngay khi vay online tại App HDBank

Dịch vụ

Sản phẩm bảo hiểm trực tuyến dành riêng cho Phụ nữ hiện đại

Dịch vụ

“Giao dịch khai niên – lộc vàng đại cát” với Sacombank

Dịch vụ

Săn sale’ cuối năm cùng NAPAS: Bùng nổ ưu đãi – tiện ích tối đa

Vấn đề nóng

PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP: Cần hiểu đúng về dòng vốn từ trái phiếu

PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP: Cần hiểu đúng về dòng vốn từ trái phiếu

GS Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứ trường Bộ TN&MT cho rằng, huy động vốn từ trái phiếu doanh nghiệp là một trong những cách...

Tìm giải pháp vay vốn cho người mua nhà thu nhập thấp

Tìm giải pháp vay vốn cho người mua nhà thu nhập thấp

Giải pháp tăng cung ứng vốn cho doanh nghiệp

Giải pháp tăng cung ứng vốn cho doanh nghiệp

S&amp;P nâng hạng tín nhiệm Việt Nam, doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội ra sao?

S&P nâng hạng tín nhiệm Việt Nam, doanh nghiệp cần tận dụng cơ...

Thanh tra đột xuất hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của 8 ngân hàng

Thanh tra đột xuất hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của 8...

Cổ phiếu Twitter sẽ “sụp đổ” nếu Elon Musk từ bỏ việc mua lại?

Cổ phiếu Twitter sẽ “sụp đổ” nếu Elon Musk từ bỏ việc mua lại?

Tiện ích

VNIndex

1,346.52

-6.53 (-0.48%)

 
VNIndex 1,346.52 -6.53 -0.48%
HNX 336.96 2.64 0.78%
UPCOM 91.98 -0.04 -0.04%
  • Ngân hàng
    • Tiền tệ
  • Chứng khoán
    • Best company
  • Vàng
  • Tài chính số
  • Tư vấn tài chính
  • Chuyên đề
  • Dịch vụ
    • Bảo hiểm
  • Tài chính doanh nghiệp
  • Ngân hàng
  • Chứng khoán
  • Vàng
  • Tài chính số
  • Tư vấn tài chính
  • Chuyên đề
  • Dịch vụ
  • Tài chính doanh nghiệp

Tòa nhà VCCI, Số 9, Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024 3.5771239 – Email: toasoan@dddn.com.vn

©2016 - Bản quyền của Diễn đàn Doanh nghiệp điện tử

Liên hệ quảng cáo Tạp chí điện tử: 024 3.5771239

Máy chủ được cung cấp bởi: Nhanhoa.com

Diễn đàn Doanh nghiệp

Cơ quan của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Giấy phép số: 58/GP-BTTTT ngày 18/02/2020

Tổng Biên tập: Phạm Ngọc Tuấn

Trưởng ban Tài chính ngân hàng: Lê Thị Mỹ Ý

Liên hệ: 0904334483 - 024 3.5771239 

Tòa nhà VCCI, Số 9, Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024 3.5771239 – Email: toasoan@dddn.com.vn

©2016 - Bản quyền của Diễn đàn Doanh nghiệp điện tử

Liên hệ quảng cáo Tạp chí điện tử: 024 3.5771239

Máy chủ được cung cấp bởi: Nhanhoa.com